Sofa thanh lý được nhiều người tìm mua bởi giá rẻ hơn so với sofa mới. Nếu biết “nguồn gốc” và quá trình sử dụng, hoặc biết cách chọn lựa thì vẫn có thể sở hữu một bộ sofa tốt. Tuy nhiên đa phần chúng ta không phải dân chuyên, dễ bị những nét hào nhoáng bên ngoài đánh lừa mắt và tặc lưỡi mua về.
Có nên mua bàn ghế sofa thanh lý không? Làm thế nào để chọn được một bộ sofa cũ còn tốt? Bài viết này chúng ta sẽ cùng bàn chi tiết và đưa ra giải pháp.
Nội dung chính của bài viết:
+ Sofa cũ thanh lý có thể là “món hời” nhưng cũng có thể là “cục tức” và “ổ bệnh”
+ Gợi ý cách đánh giá chất lượng và chọn mua sofa thanh lý giá rẻ
+ Những loại bàn ghế sofa thanh lý nên mua và không nên mua

Nhiều ghế sofa cũ thanh lý vẫn còn rất chất lượng, rất đáng để mua lại
Sofa cũ là một “món hời” nhưng cũng có thể là một “cục tức” và “ổ bệnh”
Chúng ta nghĩ đến mua ghế sofa thanh lý thường có nhiều lý do, nhưng trước tiên là giá rẻ. So với hàng sofa mới cùng mẫu mã thì mua sofa cũ thanh lý giá có khi rẻ hơn 40-50%. Nhiều bộ ghế sofa thanh lý được người chủ cũ mua hàng chất lượng cao, dùng được một thời gian ngắn do thấy không hợp, không thích, nhà có điều kiện muốn đổi một mẫu mới hay vì lý do nào đó mà bán đi. Những sản phẩm này vẫn rất đẹp, chất lượng nhiều khi hơn cả hàng mới loại rẻ. Nếu gặp được trường hợp này thì thực sự đó là một “món hời”.
Nhưng điều đó khá hiếm, đa phần chúng ta hay mua bàn ghế sofa thanh lý ở các cửa hàng bán nội thất thanh lý chuyên nghiệp. Sản phẩm sau khi được cửa hàng mua của người bán cũ về sẽ được tút tát lại, sơn bóng vệ sinh sạch sẽ lại…nhìn bên ngoài đẹp long lanh. Những người mua hàng không chuyên sẽ rất khó đánh giá đúng chất lượng thực sự. Các khuyết tật (có thể là lý do người cũ bán) đã bị che dấu đi. Chỉ khi mua về dùng một thời gian mới nhận thấy. Dùng rất khó chịu, sửa chữa nâng cấp thì chi phí tốn kém, cộng cả tiền mua và tiền sửa dần qua vài lần sẽ cao hơn cả giá mua bộ sofa mới. Tưởng rẻ mà lại hóa đắt. Ngậm “cục tức” vào người cũng là vì vậy!
Nếu biết chọn đúng và thêm chút may mắn thì bạn sẽ có được một món đồ tốt. Nhưng chọn thế nào mới là đúng? Dưới đây là một vài gợi ý hy vọng có ích cho các bạn.
Gợi ý cách đánh giá chất lượng và chọn mua sofa thanh lý
Không phải ngẫu nhiên mà người dùng sofa cũ bán đi. Nó hẳn phải có lý do… Nếu lý do đơn giản chỉ là “mua của người chán” để “bán cho người thèm” thì cũng đáng mua. Nhất là chỗ quen biết mà bạn có thể nắm được tiểu sử sản phẩm. Chỉ sợ vì hỏng, lỗi gì đó, khuyết tật gì đó…mà họ mang bán, nhất là khi mua ở các cửa hàng thanh lý hoặc người mà bạn không quen biết. Khi đó cần phải xem xét cho kỹ!
Có 6 vấn đề bạn cần xem xét kỹ khi mua
+ Có hợp với không gian kê nhà bạn hay không?
50% người mua bàn ghế sofa cũ thanh lý QUÊN mất điều quan trọng này. Thường chỉ nhìn thấy sản phẩm còn đẹp, còn chất…và bị hấp dẫn bởi giá rẻ, thế là xuống tiền mua. Bộ sofa cũ đó có thể hợp với không gian kê cũ nhưng ít khá năng/đa phần không hợp với không gian kê mới của nhà bạn.
Người mua sofa khôn ngoan thường phải tính toán nhu cầu sử dụng. Đo đạc và ướm vị trí kê trong nhà từ đó làm cơ sở chọn mua sofa. Thêm nữa là yếu tố sở thích và phong thủy tài lộc – sofa là trái tim phòng khách, dùng hàng ngày và tiếp khách nữa, nên yếu tố này cực quan trọng. Khi mua sofa mới hoặc đặt đóng sofa theo yêu cầu thì điều này thực hiện khá dễ dàng.
Nhưng với sofa cũ thanh lý thì thật khó, đơn giản là không có nhiều mẫu để chọn, không có khả năng thay đổi thiết kế, kích thước, màu sắc… Nếu bạn nghĩ kiểu dáng rất đẹp, khung xương nệm mút chắc chắn…chỉ có màu sắc không hợp – mua về mình sẽ thay vỏ sang màu sắc khác. Bạn sẽ gặp sai lầm nghiêm trọng (về chi phí phát sinh lớn) mà chúng tôi sẽ nói ở dưới đây.
+ Kiểm tra bề mặt sofa
Đây là bước kiểm tra tổng thế bên ngoài. Thường sofa được bọc bằng chất liệu da (da thật hoặc da công nghiệp, hoặc vải, nỉ. Xem màu sắc bề mặt có đồng đều hay không, có bị dạn nứt hay các vết xước hay không. Kiểm tra các đường chỉ may xem còn khít và đều hay đã bị dão ra chưa, có bị bung chỉ không, lỗ may (lỗ mà kim khâu xuyên qua) khít nhỏ hay đã bĩ dão ra to…
Việc kiểm tra bề mặt bên ngoài sofa là khá dễ và không cần nhiều kinh nghiệm, nhưng cũng dễ bị bỏ qua hoặc không kỹ. Kết quả bước này sẽ quyết định việc có nên kiểm tra tiếp các thành phần bên trong để mua hay là dừng lại. Ví dụ nếu bề mặt có vế xước hoặc chỉ đã bung hay dão đường may thì nên bỏ không mua. Nó sẽ nhanh nan ra và bạn tốn khá nhiều tiền thay vỏ áo mới. Hoặc nếu kiểm tra thấy da/hay vải nỉ là loại kém và đã dão thì cũng không nên mua sofa cũ thanh lý đó.

Cấu tạo hình thành lên một bộ Sofa bao gồm khung xương, nệm mút và lò xo, bọc vỏ áo bên ngoài. Chúng ta nên kiểm tra các thành phần này trước khi mua
+ Kiểm tra khung xương sofa
Khung xương sofa nằm ở bên trong nên khá khó kiểm tra. Nhưng nó lại là phần quan trọng làm nên kết cấu vững chắc. Các kiểm tra là lật ngược bộ ghế sofa cũ thanh lý đó lên. Thường bề mặt dưới đáy sofa là lớp vải mỏng dễ dàng tháo ra, một số mẫu còn có khóa kéo mở để xem. Nếu không đủ ánh sáng có thể dùng đen pin để soi. Mục đích là xem chất liệu khung xương là gỗ tốt hay gỗ thường (cũng có thể hỏi từ người bán và mình xem lại có đúng không). Nếu gỗ tốt (ví dụ gỗ Sồi, tần bì) thì mình xem xét mua, còn nếu là gỗ thường/gỗ tạp như gỗ Keo, xoan ta…thì cân nhắc không nên mua.
Cũng nên kiểm tra các mỗi ghép nối của khung còn chắc khít hay đã bung bật. Có bị mối mọt, cong vênh, ọp ẹp gì không. Vì khung xương ở bên trong sofa nên cực khó thay dù chỉ hỏng 1 thanh gỗ. Muốn thay thì phải tháo bung cả bộ ra, sẽ tốn rất nhiều tiền công đó.
Bạn cũng có thể ấn, nắn thử các phần như tay vịn hai bên, tựa gáy…là những phần có nệm mút không quá dày và có thể sở thấy khung xương. Nếu thấy nõm hay trơ khung ra thì cũng là có vấn đề.

Mẫu ghế Sofa đẹp nệm mút dày êm ái MyS-19341
+ Kiểm tra nệm mút, lò xo
Trước tiên là hỏi người bán sofa thanh lý xem họ có biết/nhớ chất liệu nệm mút hay không. Sofa sử dụng lò so hay không. Vì bạn sẽ rất khó thấy trực tiếp lớp nệm mút và gần như không thể xem bằng mắt. Cách kiểm tra là nhìn qua bề mặt sofa và ngồi thử. Một số dấu hiệu như bề mặt sofa gỗ gề không đều tự nhiên, có điểm nõm…đó có thể là do vị trí đó nệm mút đã mất khả năng đàn hồi tốt.
Có 2 dòng nệm mút làm sofa là nệm mút cứng và nệm mút mềm (ngồi lõm sâu xuống). Mỗi loại đều có ưu điểm riêng, nệm mềm dành cho người gầy để nâng đỡ xương khớp, nệm cứng lại tốt cho người béo… Một bộ sofa thường cũng có nhiều lớp nệm với độ dày mỏng khác nhau, vị trí ngồi thường tối thiểu có 1 lớp nệm mút lõi dày và lớp phủ mỏng trên dưới…
+ Ngồi thử và cảm nhận
Bước tiếp theo là ngồi thử lên ghế sofa cũ thanh lý để cảm nhận. Ngồi xuống rồi đứng lên xem độ êm ái, khả năng đàn hồi/bề mặt có nhanh trở về trang thái ban đầu hay không. Thiết kế sofa có mang lại cho bạn cảm giác thoải mái và hợp với nhu cầu của bạn không.
Ngồi thử với độ nhún nhất định cũng giúp bạn đánh giá sự chắc chắn/hay ọp ẹp. Xem có phát hiện các tiếng kêu bất thường….
+ Cân nhắc chênh lệch giá, chi phí phát sinh khác
Ở đây có 3 vấn đề cần suy nghĩ.
Thứ nhất là chênh lệch giá CŨ và MỚI. Giá bán bộ ghế sofa cũ thanh lý bạn đang xem là bao nhiêu và sản phẩm MỚI tương tự trên thị trường thế nào. Theo kinh nghiệm nếu mức chênh lệch giá dưới 35% thì KHÔNG nên mua. Lý do thì chúng ta sẽ biết ngay bên dưới đây.

Hình ảnh một số mẫu ghế sofa phòng khách giá rẻ chỉ 2tr290 một bộ. Sofa góc L kích thước khoảng 1m6x2m1, nhiều màu để chọn
Thứ 2 là các chi phí phát sinh và chi phí khác.
- Đầu tiên là chi phí vận chuyển có miễn phí hay không? Mặc dù chỉ là 200 hay 400k bạn sẽ dễ tặc lưỡi, nhưng khi cộng vào giá mua sẽ không còn rẻ.
- Tiếp đến là chi phí tút tát sản phẩm, lau chùi vệ sinh… Công việc này người bán sofa thanh lý thường đã làm. Nhưng thường không ai mua sofa cũ người khác đã dùng mà về cứ thế dùng ngay cả. Ít nhất bạn cũng mất 1 chai nước lau sofa và khoảng 1-2 tiếng tiền công lau chùi. Đó đều là chi phí.
- Nếu bạn xem không kỹ các chi tiết ở trên (khung xương, nệm mút, vỏ áo -da,nỉ) thì sẽ rất nhanh phải sửa chữa. Lúc đó chi phí sẽ tăng lên khủng khiếp. Ví dụ: thay khung – tức bỏ cả bộ sofa., thay vỏ áo – chi phí ngót 30-40% giá trị, thay nệm mút – 30% giá trị… Lúc đó việc mua sofa cũ thanh lý coi như thất bại.
Thứ 3: Các vấn đề mà có thể bạn không nghĩ tới
- Không có được cảm giác của người dùng đầu tiên.
- Mua bàn ghế sofa thanh lý tức là không có bảo hành. Nếu mua từ một số cửa hàng chuyên nghiệp có thể có bảo hành nhưng e là sẽ không như bạn kỳ vọng.
- Thời gian đã sử dụng (khấu hao) và dự đoán thời gian còn có thể dùng.
Những loại sofa cũ bán thanh lý nên mua và không nên mua
+ Nên mua khi người mà bạn quen biết bán, bạn có thể nắm được tiểu sử sản phẩm. Lúc đó bạn có đủ thông tin để an tâm hơn. Ngược lại, nên cân nhắc và xem xét kỹ nếu mua của người lạ, mua ở các cửa hàng – khi đó xem lại cách chọn mua ở trên.
+ Nên mua sofa thanh lý hàng chất lượng tầm trung và cao cấp. Không nên mua khi đó chỉ là hàng cũ loại giá rẻ. Sofa hàng trung và cao cấp thường dùng nguyên liệu tốt, độ bền cỡ 7-10 năm hoặc hơn. Nên dù là hàng cũ thanh lý sau vài năm sử dụng thì vẫn còn dùng thoải mái, chưa lo hỏng vặt. Còn với hàng giá rẻ, siêu rẻ thì “hạn dùng chỉ 3-5 năm”. Mua hàng cũ tút tát về cũng chẳng được mấy thời gian, thường xuất hiện hỏng vặt.
+ Nên mua khi quá trình kiểm tra sofa cũ thanh lý như đã nói ở phần trên mà bạn thấy đều ổn. Ngược lại thì nên mạnh dạn từ chối.
+ Giá bán sofa cũ thanh lý nếu rẻ hơn tầm 35% trở nên (trừ trường hợp bạn biết là hàng gần như mới) thì hãy cân nhắc mua. Nếu chỉ chênh lệch không nhiều thì nên mua sofa mới.
+ Chỉ nên mua sofa gỗ tự nhiên hay sofa bọc da thanh lý. Không nên mua sofa nỉ thanh lý (nhất là của người lạ). Sofa nỉ vải dễ thấm nước, bụi bẩn, thức ăn, mồ hôi…biến nó trở thành mầm bệnh. Rất khó xử lý ngoài cách thay cả nệm mút và vỏ bọc rất tốn kém.
Sau khi mua về bạn nên đầu tư chút thời gian lau chùi vệ sinh kỹ. Không chỉ là làm mới hơn sofa mà còn là làm sạch trước khi sử dụng.
Trên đây là vài dòng tư vấn cho quý khách đang muốn mua sofa cũ thanh lý. Hy vọng bài viết có ích và quý khách sẽ chọn được một sản phẩm hài lòng!